CONG TY CP DUOC VTYT THANH VINH TARVIPHARMA - JSC
Trang nhất Giới thiệu Tin tức Sản phẩm Phân phối Video Liên hệ
DƯỢC PHẨM
THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
MỸ PHẨM
VẬT TƯ Y TẾ TIÊU HAO
HỖ TRỢ ONLINE
Hotline 24/24
Số lượt truy cập:
414254

Đang truy cập:
2
TƯ VẤN
Tư vấn sức khoẻ
Tư vấn sử dụng thuốc
Thuốc với sức khoẻ
Chủ đề khác
NƠI KHÁM BỆNH
Danh sách bệnh viện
Danh sách phòng khám
Danh sách nhà thuốc
TIỆN ÍCH
Thời tiết
Tỷ giá ngoại tệ
Giá vàng
Chứng khoán online
Kết quả sổ số
TƯ VẤN SỨC KHOẺ
Uống quá nhiều nước cũng có hại
Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống.

Nghĩ rằng uống nước càng nhiều càng tốt, một số người đưa vào cơ thể lượng quá lớn. Điều này gây hại cho thận và có thể khiến bệnh nhân cao huyết áp gặp nguy hiểm.

Nước quả thật có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể. Con người có thể nhịn ăn được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Chất lỏng này chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương.

Uống không đủ nước, chức năng của tế bào và các cơ quan sẽ rối loạn. Thận yếu đi, không đảm đương được nhiệm vụ của mình, khiến cơ thể tích lũy nhiều chất độc hại. Những người thường xuyên uống không đủ nước da thường khô, tóc dễ gãy, mệt mỏi, đau đầu, táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật.

Tuy nhiên một số người lại lầm tưởng về các khuyến cáo tăng cường uống nước. Họ cho rằng uống càng nhiều nước thì sẽ càng tăng cường thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, và đã uống quá nhiều, tới 4-5 lít/ngày. Thực ra, việc uống nhiều nước sẽ gây quá tải cho thận. Kèm theo với việc thải các sản phẩm chuyển hóa, các chất độc hại, cơ thể còn thải các dưỡng chất và nguyên tố vi lượng khi lượng nước đưa vào quá lớn. Những người bị tăng huyết áp uống nhiều nước rất nguy hiểm.

Vậy uống nước như thế nào là phù hợp?

Trong điều kiện bình thường, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 40 ml nước trên 1 kg cân nặng, tổng là 2-2,5 lít. Ví dụ, một người nặng 60 kg cần 2,5 lít, trong đó khoảng 1 lít được đưa vào dưới dạng nước uống như chè, cà phê, nước sinh tố, số còn lại trong các loại thực phẩm.

Nhu cầu về nước tăng đáng kể trong những ngày nóng bức, những ngày mùa đông nhưng độ ẩm thấp, khi sốt, cho con bú, lao động thể lực hay tập thể dục thể thao và hơi giảm trong ngày trời lạnh nói chung.

Vào mùa nóng, nên uống nước mát, còn mùa lạnh thì uống nước ấm. Không nên uống nước đá hay nước quá nóng trên 45 độ C để tránh ảnh hưởng đến men răng và lớp niêm mạc vòm miệng, thực quản, dạ dày. Nước lạnh rất nguy hiểm đối với người bị thấp khớp, gút, bệnh về bàng quang, viêm họng mạn vì có thể gây tái phát các bệnh này.

Khi uống nước, nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ, mỗi lần không nên quá 150-200 ml. Trước bữa ăn khoảng 15-40 phút, nên uống một ít nước vì sau 10-15 phút, nước đã được tống khỏi dạ dày, vào ruột non và thấm vào máu. Sau những bữa ăn bình thường, không uống nước ngay mà để sau khoảng 30-40 phút, để tránh pha loãng hoặc giảm hoạt tính các men tiêu hóa (trừ những bữa ăn có chất nhiều kích thích, ăn khô, nhiều mỡ).

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Gửi bài viết cho bạn bè In bài này
 CÁC TIN TRƯỚC:
 CÁC TIN ĐẴ ĐĂNG:
TIN MỚI
QUẢNG CÁO

DƯỢC THÀNH VINH

Công ty Cổ Phần Dược VTYT Thành Vinh
75 Nguyễn Văn Trỗi- Thanh Xuân- Hà Nội
Hotline: 0944.794.290
Email: tarvipharma@gmail.com

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Hướng dẫn mua hàng
Hướng dẫn thanh toán
Chính sách đổi trả
Hỏi đáp

 

VỀ CHÚNG TÔI

Giới thiệu
Chính sách bảo mật
Điều khoản & điều kiện
Liên hệ

 

THANH TOÁN

Tiền mặt
Chuyển khoản
Đã thông báo