Thoái hóa khớp thường gặp ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt là phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Triệu chứng thường đau khớp, nghe tiếng kêu lốp rốp hay lạo xạo khi duỗi khớp...
Bệnh thoái hóa khớp (hay viêm xương khớp) phổ biến nhất trong các bệnh lý về khớp, có thể gây ra các hậu quả nặng nề đối với chức năng của hệ vận động. Việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ giúp bảo tồn chức năng khớp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Tổn thương cơ bản của bệnh là sự hủy hoại của sụn khớp, viêm bao hoạt dịch khớp và giảm độ nhớt của dịch khớp, từ đó dẫn đến đau đớn và hạn chế vận động. Đây là vấn đề thường gặp ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt là ở phụ nữ khi bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Thoái hóa khớp tiến triển từng đợt, diễn biến theo nhiều giai đoạn, với xu hướng ngày càng nặng dần lên. Y học hiện nay chưa có khả năng chữa khỏi hoàn toàn.
Bệnh này có liên quan đến yếu tố tuổi tác và thường xuất hiện một cách tự phát, không có nguyên nhân rõ rệt. Một số trường hợp bệnh khởi phát sau các yếu tố thuận lợi như lệch trục khớp bẩm sinh hoặc do bệnh lý, chấn thương cũ ở vùng quanh khớp, béo phì, bệnh gout, tiểu đường hoặc do tập luyện thể thao quá mức, làm nghề thường xuyên phải mang vác nặng…
|
Vị trí các khớp thường bị thoái hóa.
|
Vị trí bị thoái hóa thường là các khớp chịu sức nặng của cơ thể như khớp ở cột sống, khớp háng, cổ bàn chân. Đặc biệt thường bị nhất là khớp gối hoặc các khớp nhỏ ở bàn và ngón tay. Các khớp này không phải chịu đựng sức nặng của cơ thể nhưng lại phải hoạt động thường xuyên liên tục, lâu ngày dẫn đến thoái hóa.
Bệnh thoái hóa khớp được chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và phim X-quang thông thường. Triệu chứng lâm sàng nổi bật nhất là đau khớp với đặc điểm tăng lên khi gặp thời tiết lạnh, ẩm hoặc sau khi đi bộ nhiều, đứng lâu, mang vác nặng… tức là các hoạt động làm tăng tải trọng lên các khớp. Cảm giác đau có thể xuất hiện khi ấn vào khớp hoặc làm động tác gấp duỗi khớp.
Lúc bệnh mới khởi phát đau chủ yếu xảy ra khi vận động. Về sau bệnh tiến triển nặng sẽ đau cả khi nghỉ ngơi. Các triệu chứng khác có thể gặp bao gồm co rút và đau ở các gân cơ quanh khớp (đôi khi bị chẩn đoán nhầm là viêm gân), teo cơ do ít vận động, tiếng kêu lốp rốp hoặc lạo xạo khi gấp duỗi khớp hoặc khi đi lại, sưng khớp hoặc tràn dịch khớp. Ở giai đoạn muộn có thể bị cứng khớp, lỏng dây chằng, biến dạng lệch trục khớp.
Ngoài thăm khám lâm sàng với các triệu chứng kể trên, phương tiện cận lâm sàng đơn giản nhất giúp chẩn đoán mức độ thoái hóa khớp là chụp X-quang thông thường. Các hình ảnh X-quang đặc hiệu của thoái hóa khớp có thể cho thấy tình trạng hẹp khe khớp, xơ hóa đặc xương dưới sụn khớp hoặc xuất hiện các nang dưới sụn khớp, mọc các gai xương thoái hóa.
Trong một số trường hợp, bác sĩ còn có thể sử dụng nội soi khớp để chẩn đoán nguyên nhân và mức độ của thoái hóa khớp, nhất là ở khớp gối.
|
Phẫu thuật nội soi khớp khi bệnh thoái hoá khớp đã tiến triển quá nặng, bề mặt khớp đã bị hủy hoại hoàn toàn.
|
Tùy theo mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Đây là loại bệnh chưa thể chữa khỏi nên mục tiêu của điều trị là làm giảm các triệu chứng và giúp duy trì bệnh ổn định không tiến triển nặng lên trong một thời gian dài.
Dù được điều trị tích cực, ở nhiều bệnh nhân bệnh vẫn tiếp tục diễn tiến và chuyển sang giai đoạn muộn hơn, với các biến chứng như lỏng khớp, biến dạng lệch trục khớp và đau đớn dai dẳng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Thậm chí họ có thể bị tàn phế, phải phụ thuộc vào các dụng cụ hỗ trợ hoặc sự trợ giúp của người khác trong cuộc sống hàng ngày.
Ở giai đoạn ba của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định làm phẫu thuật nội soi khớp để xử lý các thương tổn hư hại trong khớp như cắt lọc hoạt mạc viêm, mài nhẵn các gai xương thoái hóa, hàn sụn, ghép sụn tự thân hoặc làm phẫu thuật đục xương chỉnh trục khớp. Mục đích của các phẫu thuật này là cố gắng cứu vãn tình thế, tránh cho người bệnh phải chịu một cuộc mổ thay khớp.
Trong nhiều trường hợp khi bệnh đã tiến triển quá nặng, đến giai đoạn bốn, bề mặt khớp đã bị hủy hoại hoàn toàn thì phẫu thuật nội soi khớp hoặc đục xương chỉnh trục khớp sẽ cho kết quả rất hạn chế. Lúc này người bệnh sẽ phải chấp nhận chỉ định làm phẫu thuật thay khớp nhân tạo hoặc chấp nhận sống trong đau đớn thậm chí tàn phế trong suốt quãng đời còn lại.
Phương pháp cải thiện triệu chứng và biến chứng của bệnh đơn giản nhất là giáo dục người bệnh hiểu rõ về tình trạng của họ. Từ đó điều chỉnh lối sống cho phù hợp, tránh gây ảnh hưởng xấu hơn.
Theo khuyến cáo, người bị thoái hóa khớp không nên vận động quá nhiều, không nên đi bộ thể dục hàng cây số trong hàng giờ liền. Nên chơi các môn thể thao như bơi lội, đạp xe đạp tại chỗ, bài tập vận động khớp, dưỡng sinh… giúp tăng cường sức dẻo dai cho hệ thống gân cơ, dây chằng quanh khớp, kích thích quá trình tạo ra dịch khớp mới mà không gây tăng lực tải lên các khớp. Lưu ý không nên tập luyện trong những đợt khớp đang bị sưng đau cấp tính. Người bị thừa cân, béo phì phải có biện pháp giảm bớt cân nặng để giảm lực tải lên các khớp đã bị thoái hóa.
Tiến sĩ, bác sĩ Võ Xuân Sơn (suckhoe.vnexpress.net)
SẢN PHẨM HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TÊ THẤP, ĐAU LƯNG, NHỨC MỎI CHÂN TAY, THOÁI HỚP KHỚP, THẤP KHỚP, VIÊM ĐA KHỚP ĐAU NHỨC :
XƯƠNG KHỚP TV
Thành phần:
Cốt toái bổ 650mg
Tần giao 50mg
Thiên niên kiện 650mg
Đỗ trọng 500mg
Cẩu tích 500mg
Diacerein 5.0mg
Sản phẩm được bán và phân phối tại: Công ty CP Dược VTYT Thành Vinh
Địa chỉ: 75 Nguyễn Văn Trỗi - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 0438630013 - Hotline: 0968362396.